MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH – KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc đổi mới giáo dục phải được bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã nói lời tâm huyết ” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi giáo viên chúng ta đều có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mỹ. Trường MN là nơi đầu tiên hình thành nhân cách, giáo dục MN là tiền đề cho giáo dục tiểu học, với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-5 tuổi một lứa tuổi vô cùng quan trọng Nhà tâm lý học người Nga MaCaRenCô đã nói: Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục mầm non, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đầu tư phát triển giáo dục, thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 của Chính phủ ra ngày 08/11/2005 đã xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn mới đó là: “Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề, tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.…”.
Trong các mặt giáo dục thì giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non các bài tập vận động có tác dụng rèn luyện thể lực sức khỏe. Mục tiêu chung trong kế hoạch triển khai chuyên đề “ nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong trường MN giai đoạn 2013-2016 ( kèm theo công văn số 808 /BGDĐT – GDMN ngày 25 tháng 2 năm 2014), cũng đã đề ra “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam.
Đối với trẻ mầm non phát triển vận động có ý nghĩa nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Hơn nữa giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục vận động cho trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức phát triển vận động cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ, một đứa trẻ có thể chất tốt thì mới có trí tuệ tốt, có vận động thì cơ thể mới phát triển khỏe mạnh.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non, trong những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng, ngành học, bậc học mầm non về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là triển khai nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động (PTVĐ) cho tất cả các trường mầm non, mẫu giáo. Trường MN Đại Minh đã xây dựng kế hoạch và có nhiều giải pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, từng bước đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị, đồ dùng, triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học…góp phần nâng chất lượng chuyên đề PTVĐ tại đơn vị.
Từ thực trạng trên, là người quản lý chuyên môn, qua thực tế chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động trong trường mầm non”