Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

Bài truyền thông quý 2 lớp Nhỡ 1

 

Vệ sinh ATTP trong dịp tết nguyên đán

Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp,…. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

unnamedHình ảnh: 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn

  1. Chọn thực phẩm an toàn:Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
  2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
  3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ  bị  nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
  5. Nấu lại thức ăn thật kỹ:Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
  6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
  7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:Nếu tay có  vết  thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
  8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
  9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn…Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
  10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Và đặc biệt đối với trẻ, tuyệt đối không cho trẻ uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.

Một số bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

– Rét buốt, mưa gió và độ ẩm không khí cao là những dấu hiệu của mùa đông, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như: Cảm cúm, ho, viêm họng, viêm phế quản…gây bệnh. Đặc biệt là trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non, lứa tuổi chưa biết rét và sức đề kháng lại còn non yếu. Nên các bậc phụ huynh cần lưu ý giữ ấm cho trẻ để giúp trẻ phòng bệnh được tốt.

 * Biểu hiện bệnh lý:

unnamed

Hình ảnh: Các biểu hiện thường gặp khi thời tiết giao mùa đông

Những biểu hiện bệnh lý của mùa đông thường gặp là: Sổ mũi, hắt hơi, nóng, rét, ho, rát cổ…Nếu để lâu ngày không điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến mắc những căn bệnh mãn tính như: viêm họng mãn tính, viêm phế mãn tính,…gây ra không ít khó chịu cho trẻ và những người xung quanh. Ngoài những căn bệnh nói trên thì cũng còn có một số bệnh không gây nguy hại gì đến sức khỏe nhưng lại gây ra không ít những khó chịu cho trẻ và cả người lớn là chứng ngứa ngáy mùa đông. Khi bị ngứa ngáy thì sẽ làm cho con người ta bứt rứt khó chịu và rất phiền hà.

* Một số biện pháp phòng tránh cho trẻ: 

unnamed (1)

Việc giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông là một yếu tố rất quan trọng để phòng bệnh cho trẻ và tất cả mọi người. Bên cạnh đó là chúng ta cần luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; trước và sau khi đi vệ sinh, cần ăn nóng, uống ấm, để nâng cao thân nhiệt, khi ra đường cần có thêm mũ len, găng tay, và khăn quàng cổ để tránh khỏi lạnh cổ, cần có khẩu trang để tránh hít phải khí lạnh vào người, chân luôn đi tất, đi giầy để giữ ấm cho chân, tránh lạnh chân.“Sạch sẽ và ấm áp” sẽ giúp trẻ cũng như mọi người vượt qua mùa đông một cách dễ dàng và khỏe mạnh hơn.

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !