Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

BÀI TUYÊN TRUYỀN QUÍ I

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN QUÝ I

  1. – Bệnh đau mắt đỏ có các hình thái sau:

    + Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.

    + Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.

    + Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

    – Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng, cụ thể như sau:

    + Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).

    + Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu,…

    + Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus…

    Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

    * Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ:

     

    – Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt.

    – Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5.

    – Bệnh diễn biến rất nhanh:

    + Mi phù nề

    + Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh.

    + Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.

    + Có thể có xuất tiết hoặc màng giả.

    + Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

    Toàn thân: Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ.

    * Cách điều trị:

    Tại mắt

    – Bóc màng hằng ngày

    – Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố

    – Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:

    + Aminoglycosid: tobramycin…

    + Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin…

    + Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon.

    – Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.

    – Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.

    – Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.

    Toàn thân:

    – Chỉ dùng trong viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu.

    – Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.

    + Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

    + Thuốc nâng cao thể trạng.

    + Cephalosprin thế hệ 3:

    Người lớn:

    ▪ Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp

    ▪ Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch

    Trẻ em: Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7ngày tiêm bắp.

    * Phòng bệnh đau mắt đỏ:

    – Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).

    – Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn /kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.

    – Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng quy định của trẻ.

    – Luôn nâng cao thể trạng.

    – Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.

  1. Một số biểu hiện và cách phòng chống bệnh tiêu chảy cho trẻ:

– Như chúng ta đã biết trẻ bị xem là mắc tiêu chảy khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp mắc bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong.

– Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay.          

* Nguyên nhân gây tiêu chảy:

– Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi…) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

* Cách điều trị:
           – Phát hiện bị tiêu chảy cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

– Bổ sung lượng nước cần thiết như ORESOL.

– Nếu là trẻ nhỏ cần cho trẻ bú nhiều hơn.

– Tuyệt đối không được nhịn ăn “để ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và hết sức nguy hiểm. Thực tế cho dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu 70 % chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.biếnguyen-nhan-tieu-chay-man-tinht

* Cách phòng bệnh:

– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiểu.

+ Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột,  Cloramin B cho mỗi lần đi tiểu.

+ Hạn chế vào vùng đang có dịch.

– An toàn vệ sinh thưc phẩm

+ Mọi người, mọi nhà đều thưc hiện ăn chín uống sôi.

+ Không tập trung ăn uống nơi đông người

+ Không ăn rau sống, không uống nước lã.

+ Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua….

– Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

+ Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

+ Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloraminB.

+ Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng.

  1. Một số cách để chăm sóc sức khỏe cho trẻ:

* Chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ qua việc rửa tay theo 6 bước, vệ sinh răng miệng.

– Các bước rửa tay:

+ Bước 1: Làm ướt hai tay bằng nước sạch, xoa xà phòng vào lòng bàn tay , chà xát hai lòng bàn tay vào nhau

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay tròn lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay và mu bàn tay kia và ngược lại

+ Bước 4: Dùng đầu các ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại nhiều lần và ngược lại

+ Bước 6: Rửa tay cho sạch xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng giấy hoặc khăn sạch

– Các bước đánh răng:

+ Bước 1: Làm sạch mặt ngoài tất cả các răng hàm trên bằng động tác  rung nhẹ bàn chải lên xuống hoặc xoay tròn, đặc biệt chú ý đến các vùng tiếp xúc giữa răng và nướu

+ Bước 2: Chải mặt trong của tất cả các răng hàm trên, hàm dưới cùng với động tác như vậy

+ Bước 3: Chải lại lần nửa mặt ngoài, mặt trong của cả răng hàm trên và hàm dưới

+ Bước 4: Làm sạch mặt trong răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ dể dàng hơn nếu nghiêng đầu bàn chải

+ Bước 5: Chải mặt nhai của răng hàm trên và hàm dưới bằng động tác nhẹ nhàng

– Qua việc cân đo đầu năm lớp 33 cháu được cân đo, trong đó thừa cân, béo phì 2 cháu

– Đối với những cháu suy dinh dưỡng và thấp còi phụ huynh nên bồi dưỡng thêm cho cháu ở nhà, nên sổ giun ít nhất 6 tháng 1 lần.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !