Giáo án chuyện “Nàng mưa”
Chủ đề nhánh: Nước cần gì cho cuộc sống
Hoạt động học: Làm quen văn học
Đề tài: Chuyện “Nàng tiên mưa”
1. Mục đích yêu cầu:
a) Kiến thức:
– Trẻ biết tên chuyện, biết tên nhân vật trong câu chuyện.
– Hiểu được nội dung câu chuyện: Nói về quá trình đi làm mưa của những bạn giọt nước.
b) Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và rèn cho trẻ biết cách nói tròn câu.
– Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe cô kể chuyện, phát triển ngôn ngữ.
c) Giáo dục:
– Giáo dục trẻ không ra ngoài khi trời đang mưa và có sấm chớp
– Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, không vứt rác bừa bãi xuống nước gây ô nhiễm.
2. Chuẩn bị:
– Bài giảng điện tử
– Nhiều hình ảnh rời để trẻ kể chuyện sáng tạo
– Mũ nhân vật
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
* Giới thiệu:
– Chơi trò chơi “trời nắng trời mưa”
– Các con vừa chơi trò gì? Khi trời mưa chúng mình cần phải làm gì?
– Các con có biết khi trời mưa bầu trời như thế nào không?
– Mưa còn kèm theo hiện tượng gì?
– Khi trời mưa sẽ xuất hiện những đám mây đen làm cho bầu trời tối và có cả sấm chớp nữa đấy vì thế chúng mình không nên ra ngoài khi trời mưa to các con nhớ chưa?
b) Hoạt động trọng tâm:
* Cung cấp:
– Để biết vì sao lại có mưa, hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương.
* Cô kể diễn cảm lần 1:
– Các con vừa nghe câu chuyện gì? của tác giả nào?
– Nội dung câu chuyện kể về điều gì?
Câu chuyện Nàng tiên mưa kể về quá trình đi làm mưa của những giọt nước bé xíu ở hồ.
* Lần hai cô kể trích đàm thoại, trích dẫn và xem hình ảnh trên màn hình
– Đoạn 1: “Từ đầu … Vịt con bơi vừa nghĩ”. – Vịt con đi chơi và đã khám phá ra nước cũng có thể biến thành hơi bay lên trời.
Từ khó “Thì thầm”: Nói rất nhỏ.
– Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì? Của tác giả nào?
– Vịt con được mẹ cho đi đâu chơi?
– Vịt con cùng đùa nghịch và trò chuyện với ai?
– Vịt con ngạc nhiên đã nhìn thấy điều gì?
+ Từ khó : “Bốc hơi”: (chất lỏng) chuyển thành hơi bay đi
– Giọt nước bay lên trời để làm gì?
* Đoạn 2: “Chiều nay … Vịt con ngắm nhìn và cảm thấy rất sung sướng”.
Nói về cảnh vật xung quanh khi bắt đầu trận mưa, giọt nước bé xíu giải thích cách các bạn đi làm mưa cho vịt con nghe
– Giọt nước bốc hơi lên trời để làm gì?
– Vì sao có mưa vậy các con?
* Đoạn 3: “Cơn mưa ngớt dần … đến hết”.
Những giọt nước biến thành hơi bay lên trời tạo thành những đám mây khi gặp không khí lạnh những đám mây tụ lại rồi tạo thành mưa đấy!
Tiếng mưa rơi như thế nào không?
Bạn vịt đặt tên cho bạn giọt nước là gì?
Lạch bạch: Đi nặng nề, chậm chạp
– Giáo dục: Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người và mọi vật vì vậy các con phải giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và không xả rác xuống sông hồ…Bây giờ chúng mình hãy cùng đi làm những chú vịt đi tắm mát nào. ( cô cùng trẻ hát bài “Một con vịt”)
* Trò chơi: Bé thông minh.
– Cách chơi: Cô có rất nhiều các nhân vật trong câu chuyện “Nàng tiên mưa” và mô hình, các con hãy lên chọn bất kì nhân vật nào các con thích và hãy kết hợp các nhân vật và mô hình để kể lại chuyện theo ý của mình.
* Trò chơi: Bé thử tài.
– Trẻ chọn mũ và nhận vai tham gia vở kịch.
– Cô dẫn chuyện, trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện
c. Hoạt động kết thúc:
– Nhận xét, tuyên dương
– Các con ơi! Khi trời mưa xuống làm cho cây cối và mọi vật tốt tươi phải không vậy thì cô cháu mình cùng nhau đi làm mưa nhé. (cô cùng trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”)