Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TỔ (LQCC)

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TỔ

Chủ đề: Tết và mùa xuân

Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ

Đề tài: LQCC l, m, n

Độ tuổi: 5-6 tuổi

Thời gian: 30-35 phút

GV: Nguyễn Thị Nguyên

 

  1. Mục đích yêu  cầu:
  2. Kiến thức:

– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái l, m, n.

– Trẻ biết đặc điểm cấu tạo chữ cái l, m, n.

– Biết so sánh điểm giống và khác nhau của chữ cái l, m, n.

– Trẻ biết các kiểu chữ l, m, n.

  1. Kỹ năng:

– Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm, so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa chữ cái l, m, n.

– Rèn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kỹ năng hoạt động nhóm thông qua các trò chơi.

  1. Giáo dục:

– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên khi mùa xuân về .

– Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, biết thực hiện theo đúng yêu cầu của cô

  1. Chuẩn bị:

– Giáo án điện tử

– Hoa, chữ cái cắt rời, đồ dùng cho trẻ tham gia trò chơi.

III. Tiến hành hoạt động:

  1. Mở đầu hoạt động:

– Chào mừng các con đến với Lễ hội mùa xuân ngày hôm nay. Đến với Lễ hội hôm nay cô xin trân trọng kính giới thiệu có rất nhiều cô giáo có về tham  lớp mình các con hãy cho 1 tràn vỗ tay chào đón tất cả các cô nào.

– Mở đầu cho Lễ hội hôm nay đó là tiết mục văn nghệ chào mừng, bài hát được mang tên “Ngày xuân long phụng sum vầy” cô mời các con cùng hát với cô nào.

  1. Hoạt động trọng tâm:

– Các con vừa hát bài nói về điều gì các con?

– Các con biết không tết đến xuân về thì có rất nhiều hoạt động cũng như là nhiều lễ hội được diễn ra đáy các con, và để tìm hiểu thêm về những hoạt động và các ngày lễ hội vào mùa xuân bây giờ các con hãy hướng mắt về màn hình để xem cô có gì nào! (Cho trẻ xem video về mùa xuân)

– Trong đoạn phim các con nhìn thấy gì?

– Các con vừa xem đoạn phim về mùa xuân có cảnh đẹp thiên, có các lễ hội, các trò chơi dân gian như là đấu vật, rồng rắn lên mây, kéo co, cướp cờ,.. rất thú vị diễn ra trong các lễ hội mùa xuân trên khắp đất nước của chúng ta.

– Phía dưới hình ảnh Lễ hội cô có cụm từ “ lễ hội mùa xuân”, các con hãy nghe cô đọc và đọc cùng cô nào!

– Trẻ đọc cụm từ “ lễ hội mùa xuân”.

– Trong cụm từ “lễ hội mùa xuân” có bao nhiêu chữ?

– Có những chữ cái nào các con đã được học?

– Cô mời 1 bạn lên tìm giúp cô (cho trẻ lên tìm chữ cái đã học).

– Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen chữ cái l, m, n và những chữ cái còn lại thì hôm sau cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé.

– Trước tiên cô sẽ cho các con làm quen chữ l, các con hãy lắng nghe cô phát âm nào.

– Cho trẻ phát âm, lớp phát âm.

– Nhìn vào chữ l, bạn nào giỏi cho cô biết chữ l có cấu tạo như thế nào? (trẻ nêu theo ý của trẻ)

– Cô nêu cấu tạo của chữ l: Cấu tạo chữ l gồm có 1 nét xổ thẳng.

– Cho trẻ nêu lại cấu tạo chữ l.

– Cho trẻ phát âm lại chữ l.

– Cô giới thiệu các kiểu chữ l: in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.

– Cho trẻ nhắc lại các kiểu chữ l.

– Chữ l có các kiểu chữ khác nhau, nhưng đều được phát âm là l. Các con phát âm lại cùng cô nào.

– Đến với lễ hội mùa xuân ngày hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Chi chi chành chành” nào.

– Cho trẻ chơi chyển đội hình

– Cô giới thiệu chữ m trên bảng.

– Các con hãy lắng nghe cô phát âm nào.

– Cho trẻ phát âm, lớp phát âm.

– Nhìn vào chữ l, bạn nào giỏi cho cô biết chữ l có cấu tạo như thế nào? (trẻ nêu theo ý của trẻ)

– Cô nêu cấu tạo của chữ m: Chữ m gồm có 1 nét xổ thẳng kết hợp với 2 nét móc xuôi bên phải nét xổ thẳng.

– Cho trẻ nêu lại cấu tạo chữ m.

– Cho trẻ phát âm lại chữ m.

– Cô giới thiệu các kiểu chữ m: in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.

– Cho trẻ nhắc lại các kiểu chữ m.

– Chữ m có các kiểu chữ khác nhau, nhưng đều được phát âm là m. Các con phát âm lại cùng cô nào.

– Còn 1 chữ cái nữa hôm nay cô sẽ cho các con làm quen đó là chữ n, các con hãy lắng nghe cô phát âm nào.

– Cho trẻ phát âm, lớp phát âm.

– Cô nêu cấu tạo của chữ n: Chữ n gồm có 1 nét xổ thẳng kết hợp với 1 nét móc xuôi bên phải nét xổ thẳng.

– Cho trẻ nêu lại cấu tạo chữ n.

– Cho trẻ phát âm lại chữ n.

– Cô giới thiệu các kiểu chữ n: in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.

– Cho trẻ nhắc lại các kiểu chữ n.

– Chữ n có các kiểu chữ khác nhau, nhưng đều được phát âm là n. Các con phát âm lại cùng cô nào.

– Trong lễ hội hôm nay không chỉ có những trò chơi vui nhộn cô còn mang đến cho lớp mình một bài thơ rất là hay nữa đấy, cô mời cả lớp cùng đọc thơ với cô nào

– Cô đã cho các con làm quen chữ cái gì?

* So sánh :

– Cho trẻ so sánh chữ l và chữ n.

+ Giống nhau: Chữ l và chữ n đều có một nét sổ thẳng

+ Khác nhau: Chữ n có một nét móc xuôi bên phải.

– So sánh chữ m và chữ n:

+ Giống nhau: Chữ m và chữ n đều có một nét sổ thẳng.

+ Khác nhau: Chữ n có 1 nét móc xuôi bên phải còn chữ m có 2 nét móc xuôi bên phải.

– Cho trẻ phát âm lại chữ l, m, n

– Các con ơi, đến với lễ hội ngày hôm nay cô có mang đến cho các con 1 món quà, các con hãy đi nhẹ nhàng đến lấy quà và về chỗ của mình nào. (rổ đồ dùng có bông hoa và nhiều chữ cái đã học)

* Luyện tập: Nghe vè tìm chữ

– Trước mặt mỗi bạn là một rỗ đồ dùng. Trong rỗ đồ dùng có những chữ cái các con đã học, đối vơi những đồ dùng này thì cô sẽ mang đến cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi “Nghe vè tìm chữ”, các con lắng nghe cô đọc vè về chữ cái, con tìm đúng chữ cái cô hô gắn vào bông hoa sau đó đưa lên và đọc to, xem bạn nào đưa nhanh và đúng. VD: Như cô đọc vè lô tô nói về chữ l thì con tìm hoa có chữ l đưa lên, con đã rõ chưa?

– Cô đọc:

+ Nghe vẽ nghe ve nghe vè chữ cái. Chữ gì cùng nhóm với bạn ê ta, nhưng chỉ khác là không đeo cái mũ, đó là chữ e, bạn tìm cho đúng, bạn tìm cho đúng. (Trẻ tìm chữ e đưa lên).

+ Tôi thì có dáng cao cao, tính người thẳng ngay tên l chính hiệu, tên l chính hiệu. (Trẻ tìm chữ l  đưa lên).

+ Chữ gì mà có 2 chân, đố bạn chữ gì nói ngay cho đúng, nếu còn lúng túng tôi xin giúp cho, đó là chữ n như in bạn nhé. Như in bạn nhé. ( Trẻ đưa chữ n lên)

+ Chữ gì cùng nhóm với bạn chữ u, nhưng chỉ khác là có đeo cái móc. Tôi xin trả lời đó là chữ ư đúng không hỡi bạn. Đúng không hỡi bạn .

+ Còn một anh bạn có tới 3 chân, đố bạn chữ gì xin nghe cho rõ, xin nghe cho rõ.

– Cô nhận xét trò chơi: Cô thấy các con rất ngoan, tìm đúng chữ phát âm to, rõ ràng.

* Trò chơi 1: Đua ngựa tìm lục lạc

– Các con ơi! Trong các trò chơi có lẽ đua ngựa là trò chơi thú vị và hấp dẫn nhất đúng không nào. Vậy hôm nay cô cháu mình cùng đến với trò chơi “ Đua ngựa tìm lục lạc”

– Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều chú ngựa có gắn các chữ cái, các con hãy chọn cho mình 1 chú ngựa mang chữ cái mà các con thích.

– Cách chơi: Để chơi được trò chơi này các con hãy chia cho cô 3 đội, cô cũng đã chuẩn bị rất nhìu chiếc lục lạc có gắn những chữ cái mà các con đã học. Nhiệm vụ của các con là lần lượt từng bạn của mỗi đội hãy phi những chú ngựa này lên chọn cho chú ngựa của mình 1 chiếc lục lạc có gắn chữ cái giống với chữ cái trên mình chú ngựa.  Kết thúc 1 bài hát đội nào chọn đúng nhiều hơn sẽ thắng.

–  Luật chơi: Mỗi chú ngựa lên chỉ chọn 1 chiếc lục lạc.

* Trò chơi 2: Nhanh tay lẹ mắt”

– Và 1 trò chơi nữa cô sẽ mang đến cho chúng mình trong lễ hội ngày hôm nay đó là trò chơi: Nhanh tay lẹ mắt

– Cách chơi: Các con hãy chia lớp mình làm 3 đội nào. Cô đã chuẩn bị các nét chữ và 3 tấm bìa dành cho 3 đội, nhiệm vụ của các con dùng những nét rời này tạo thành những chữ cái l, m, n mà các con vừa học. Đội nào có nhiều chữ cái l, m, n hơn là chiến thắng.

– Luật chơi: Ghép đúng theo chiều tấm bìa

  1. Kết thúc hoạt động:

– Các con ơi đến với Lễ hội mùa xuân hôm nay cô và các con đã được khám phá và trải nghiệm rất nhiều điều thú vị phải không nào? Những nét đẹp đó chúng mình hãy luôn yêu quý và giữ gìn truyền thống dân tộc của đất nước mình nhé, để thay lời cảm ơn, lời chào và lời tạm biệt các con hãy cùng nhau hát 1 bài để chào tạm biệt các cô đi nào.

– Cho trẻ hát bài “ Tết ơi là tết”

–  Lễ hội mùa xuân đến đây là kết thúc xin chào tạm biệt tất cả các con.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !