GIÁO ÁN LQVH: THƠ “BUỔI SÁNG QUÊ NỘI”
GIÁO ÁN
Hoạt động: LQVH
Đề tài: Thơ “Buổi sáng quê nội”
Độ tuổi: 5-6 tuổi
* Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ “Buổi sáng quê nội”, tên tác giả Nguyễn Lãm Thắng, đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
+ Kỹ năng:
– Trẻ cảm nhận âm điệu vui tươi nhẹ nhàng của bài thơ
– Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ ở trẻ
+ Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết biết yêu quý quê hương, yêu thiên nhiên những người thân trong gia đình.
* Chuẩn bị:
– Giáo án điện tử
– Hình ảnh minh họa bài thơ
– Nhac bài hát: Cháu yêu bà, quê hương tươi đẹp
– Đồ dùng để trẻ tham gia trò chơi
* Tiến hành hoạt động:
Hoạt độngmở đầu:
– Để buổi học hôm nay thêm phần sôi động cô và các con cùng nhau hát bài “Cháu yêu bà” nhé.
– Chúng mình vừa hát bài hát nói về gì?
– Lớp mình bạn nào có bà nội kể cho cô và các bạn nghe nào?
– Mỗi chúng ta ai cũng có 1 bà nội, ông nội, bà ngoại ông ngoại tình cảm của chúng mình đối với ông bà nội, như thế nào?
– Có 1 bài thơ kể về tình cảm của bạn nhỏ về thăm quê nội của mình, tình cảm đó được thể hiện như thế nào. Cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “ Buổi sáng quê nội” của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng
2.Hoạt động trọng tâm:
– Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm, giảng giải nội dung bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác?
Giảng nội dung: Bài thơ nói về quê nội vào một buổi sáng thật đẹp có hoa, khói bếp của nội, đàn trâu ra đồng, có người gánh rau ra chợ bán, gà con gọi mặt trời và chú mực ra san phơi,…những hình ảnh thân quen, tuyệt đẹp.
+ Để bài thơ hay hơn cô mời chúng mình cùng đi thăm quê nội của bạn nhỏ nhé!
– Cô đọc thơ lần 2: Đọc thơ trên máy.
+ Chúng mình vừa đi đâu về các con?
+ Cô vừa đọc cho các nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Cô đọc thơ lần 3: Đàm thoại trích dẫn, giảng giả từ khó
+ Vậy để hiểu rõ thêm tình cảm của em bé đối với quê nội của mình như thế nào các con hãy ngồi im lăng lắng nghe cô đọc bài thơ lần nữa nhé.
+ Đoạn 1: Từ “Khi mặt trời …….. nấu cám”. Khi mặt trời chưa dạy, hoa còn thiếp trong sương mà bà đã dạy nấu cơm, nấu cám rồi dấy các con.
+ Chúng mình thấy khi mặt trời chưa dậy nội đã làm gì?
+ Các con thấy bà của bạn nhỏ trong bài thơ dạy làm việc trong thời gian nào?
+ Khi bà dạy nấu cơm hiện tương gì xảy ra trong vườn?
+ Giải thích từ khó “thiếp trong sương” có nghĩa là trời buổi sáng sương nhiều nên hoa vẫn còn chưa nở.
+ Đoạn 2: Từ “Đàn trâu ……. chợ bán”. Đàn trâu cũng ra đồng vào lúc sáng sớm, mọi người cùng nhau đến chợ.
+ Quê nội có những gì?
+ Đàn trâu ra đồng đã đội gì các con?
+ Vậy các con có yêu quý con trâu không? Vì sao?
+ Cuối xóm có gí?
+ Vì sao lại thầm thì?
+ Đoạn 3: Từ “Gà con ….. khởi động”. Đoan thơ này gà con dạy đánh thức ông mặt trời dạy, chú chó trong nhà cũng ra phơi nắng.
+ Ai đã đánh thức ông mặt trời dạy các con?
+ Câu thơ nào miêu tả hình ảnh gà con đánh thức ông mặt trời?
+ Chú chó trong đoạn thơ có tên là gì? Chú Mực làm gì?
+ Bạn nào cho cô biết từ “đánh thức” có nghĩa là gì?
+ À đúng rồi đấy các con, đánh thức là kêu mọi người và con vật xung quanh dạy.
+ Đoạn 4: Từ “Một mùi hương ……đi khắp lối”. Đoạn thơ này nói lên sự êm dịu của buổi sáng ban mai, có mùi hương thơm của hoa nhài
+ Qua đoạn thơ này các con thấy buổi sáng quê nội như thế nào?
+ “Mong mỏng” là sự nhẹ nhàng, dễ chịu
+ Đoạn 5: Từ “Buổi sáng…. vòm cây”
+ Quê nội còn có gì nữa?
+ Buổi sáng ở quê nội như thế nào?
+ Bài thơ buổi sáng quê nội ví ông mặt trời như thế nào? Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Tất cả những cảnh vật quen thuộc của quê nội như con trâu, đàn gà, chú mực người đi chợ… đã khiến bạn nhỏ thấy như thế nào mỗi khi về quê nội chơi?
+ Các con có biết vì sao bạn lại thấy nhớ quê nội của mình?
+ Vậy chúng mình giành tình cảm như thế nào đối với nội của mình?
+ Vậy các con làm gì để thể hiện tình cảm đó?
– Giáo dục: Ai sinh ra và lớn lên đều cũng có quê hương và cội nguồn của mình, dù đi xa hay ở đâu chúng ta đêu phải nhớ về quê của mình.Vì vậy qua bài thơ “Buổi sáng quê nội” điều đáng quý trọng nhất là các con phải biết yêu thương và kính trọng ông bà của chúng ta, và các con phải biết yêu quý thiên nhiên và luôn nhớ về khung cảnh quê hương, làng quê giống như bạn nhỏ trong bài thơ này.
* Trẻ đọc thơ
+ Cho cả lớp đọc cùng cô 1- 2 lần.
– Bây giờ chúng mình cùng thi đọc thơ thật hay để tham gia câu lạc bộ đoc thơ hay với bạn nhỏ.
– Thi đua giữa các tổ
– Các tổ đọc
– Mời nhóm bạn nữ, bạn nam
– Mời cá nhân…
– Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
. – Cô quan sát, sửa sai, khuyến khích, khen trẻ
– Cô cho cả lớp đọc thơ.
* Trò chơi: Bé trổ tài
– Cách chơi: Chia 3 đội thi đua, cô có nhiều hình ảnh vùng quê rất đẹp, các con hãy cùng nhau ghép các hình ảnh rời này thành 1 bức tranh hoàn chỉnh và đọc 1 đoạn thơ hoặc kể một câu chuyện ngắn về nội dung bức tranh
– Luật chơi: Trong cùng 1 thời gian đội nào gắn nhanh và biểu đạt đúng ý nghĩa nội dung bức tranh thì đội đó giành chiến thắng.
* Kết thúc:
– Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương la con diều biết, quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người. Các con hãy nhớ nhé sau này lớn lên dù đi đâu hay ở nơi đâu cán con luôn nhớ về quê hương của mình, và biết yêu quý vùng quê mà các con sinh ra và lớn lên. Các con nhớ chưa nào
– Cô và trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”