Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

KẾ HOẠCH Triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021

Ngày đăng: Lượt xem:

Download (PDF, Unknown)

UBND HUYỆN ĐẠI LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
#SoKyHieuVanBan #DiaDiemNgayBanHanh
KẾ HOẠCH
Triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021
Căn cứ Công văn số 2499/KH-SGDĐT ngày 22/11/2021 của Sở GDĐT về
việc triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021;
Phòng GDĐT xây dựng Kế hoạch Tháng hành động Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
– Tiếp tục quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, nhân
viên, người lao động (CBGVNVNLĐ) và học sinh về công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
– Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS
và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, tăng cường sự
tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
– Nâng cao hiểu biết về tác hại của HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và
xã hội, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGVNVNLĐ và học sinh
trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Từ đó, chủ động phòng ngừa, đề ra các
giải pháp thực chất nhằm giảm thiểu, từng bước đẩy lùi HIV/AIDS trong các cơ
sở giáo dục.
– Yêu cầu trường trực thuộc quán triệt chủ trương của ngành về công tác
phòng, chống HIV/AIDS; hiểm hoạ của HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình,
cộng đồng, đề cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS cho CBGVNVNLĐ và học sinh.
II. THỜI GIAN TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG
Từ ngày 10/11/2021 đến 10/12/2021.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CHỦ ĐỀ VÀ CÁC KHẨU HIỆU
TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung
Do dịch Covid-19 nên không thể tổ chức các sự kiện trực tiếp và đông
người, Phòng GDĐT đề nghị các đơn vị tăng cường các hoạt động truyền thông
trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội để
hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế
giới phòng, chống AIDS. Nội dung truyền thông cần chú trọng vào các nội dung
sau:

2
– Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam: Dịch HIV tiếp tục diễn biến ngày
càng phức tạp. Đường lây truyền HIV đang thay đổi qua quan hệ tình dục không
an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới,
người sử dụng ma túy tổng hợp, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối
tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIV sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát.
– Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng
chống HIV/AIDS trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng,
chống HIV/AIDS; Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS). Chiến lược quốc gia kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
2. Hình thức
Các đơn vị chủ động phối hợp với cơ quan y tế của địa phương triển khai các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS, cần linh hoạt và triển khai đa
dạng, phong phú các hình thức truyền thông phù hợp với nguồn lực sẵn có của
từng đơn vị.
– Truyền thông qua mạng xã hội: Tăng cường truyền thông về phòng, chống
HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như Fanpage, Facebook, Zalo… các trang
thông tin điện tử của nhà trường; các chương trình tọa đàm, giao lưu… Xây dựng
chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên hệ thống Website, phát thanh
của nhà trường;
– Truyền thông trực tiếp: Băng rôn, khẩu hiệu, truyền thông với cá nhân,
truyền thông nhóm, tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống
HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng…; tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về phòng, chống HIV/AIDS bằng các hình thức thi viết hoặc trực
tuyến.
3. Chủ đề
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, với chủ đề
Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
4. Khẩu hiệu tuyên truyền
– Cộng đồng chung tay – Kết thúc ngay dịch AIDS!
– Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19!
– Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!
– Tuân thủ điều trị ARV để đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện!
– Phòng, chống HIV/AIDS trong đại dịch Covid-19: Không để ai bị bỏ lại
phía sau!
– Vượt qua thách thức – Kiên định mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS!
– Điều trị ARV ngay khi phát hiện giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh
và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!
– Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị
HIV/AIDS liên tục suốt đời!
– Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con!
– Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!
– Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!

3
– Điều trị sớm ARV cho người nhiễm HIV cũng là dự phòng lây truyền
HIV!
– PrEP giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV!
– Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!
– Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2021!
– Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
năm 2021!
VI. Tổ chức thực hiện
1. Phòng GDĐT
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường MN, MG, TH, THCS, TH&THCS
thực hiện.
– Tổng hợp báo cáo theo quy định.
3. Các trường trực thuộc:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị chủ động xây dựng, triển khai thực
hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Báo cáo kết quả về Phòng GDĐT qua bộ phận NGLL (bằng văn bản và file
mềm) hạn cuối ngày 13/12/2021.
Phòng GDĐT đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như kính gửi;
TRƯỞNG PHÒNG

– Lưu: VT, NGLL.
#ChuK

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.