Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN QUÍ II

I. Mục đích yêu cầu:

– Giúp phụ huynh nắm một số biểu hiện và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ.

– Giúp phụ huynh biết được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ.

– Giúp phụ huynh nắm một số cách để phòng chống ngộ độc thực phẩm và cách lựa chọn thực phẩm an toàn.

II. Chuẩn  bị:

– Nội dung tuyên truyền.

– Một số hnh ảnh minh họa.

III. Nội dung tuyên truyền:

– Tuyên truyền một số biểu hiện và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ.

– Tuyên truyền đến phụ huynh một số hình ảnh về việc tổ chức “Lễ hội mùa xuân” cho trẻ.

– Vệ sinh ATTP trong dịp tết nguyên đán

– Tầm quan trọng, ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với vấn đề phát triển trẻ em

  1. Một số biểu hiện và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ:

* Định nghĩa: 

– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho con người đến nay chưa có thuốc phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh người bệnh có biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da, diễn biến nặng có khả năng gây tử vong cao. Bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi vằn. Vì vậy nó có thể lây lan thành dịch nhanh chóng.

* Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền:

– Bệnh SXH do virus Dengue (Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti (An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.

muoi Aedes

– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.

– Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

* Biểu hiện của bệnh:

– Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:

+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

+ Da xung huyết, phát ban.

+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

– Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:

+ Vật vã, lừ đừ, li bì.

+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

+ Gan to > 2 cm.

+ Nôn-nhiều.

+ Xuất huyết niêm mạc.

+ Tiểu ít.

+ Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.

+ Xuất huyết nặng

– Hiện nay đang mùa mưa nhưng chúng ta ngay từ bây giờ cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết bởi bệnh truyền nhiễm này có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng có điều kiện phát triển. Tuy nhiên để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, gia đình thực hiện một số biện pháp như sau:

– Thứ nhất: Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách:

+ Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ Nylon để muỗi không vào đẻ trứng

+ Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nước to cần nên thả cá 7 màu  để ăn lăng quăng

+ Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.

+ Xung quanh nhà nên vệ sinh sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết như: gáo dừa, các dụng cụ có thể chứa nước, vỏ lon sữa bò…để không còn là nơi muỗi đẻ trứng.

+ Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện có lăng quăng phải xử lý kịp thời.

– Thứ hai: Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách:

+ Các em nên mặc quần áo dài tay.

+ Các em nên ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm.

+ Dùng nhan, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.

+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.

– Thứ 3: Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

  1. Tuyên truyền đến phụ huynh một số hình ảnh về việc tổ chức “Lễ hội mùa xuân” cho trẻ.
  2. Vệ sinh ATTP trong dịp tết nguyên đán:

– Khi tết Nguyên đán đến gần, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt tết cũng hoạt động khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, nguy cơ mứt tết mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của các cơ sở đều trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các loại mứt không được bảo quản hợp lý, thậm chí người sản xuất còn sử dụng thêm nhiều phụ gia, hóa chất độc hại để bảo quản và làm bắt mắt người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nem, chả và các sản phẩm từ thịt thì nguy cơ ô nhiễm hàn the rất dễ xảy ra. Việc dùng nhiều hàn the trong chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mãn tính cho người sử dụng.

– Không chỉ các loại mứt, rượu, nem, chả. Một số cơ sở kinh doanh nhập các mặt hàng được sản xuất không đảm bảo vệ sinh, còn rất nhiều các mặt hàng phục vụ tết được bày bán tràn lan tại các chợ với đủ màu sắc bắt mắt người tiêu dùng cũng luôn tiểm ẩn nguy cơ “3 không”: Không nhãn mác; Không ngày sản xuất và Không hạn sử dụng.

– Để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, mọi người hãy cảnh giác và tuân thủ nguyên tắc: Nói không với thực phẩm trôi nổi trên thị trường, tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng. Thực hiện tốt nguyên tắc Mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thanh viên, theo độ tuổi trong gia đình.

– Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo ở mỗi địa phương.

– Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng ban biên tập Đài truyền thanh xã Hoằng Tân xin đề nghị toàn thể bà con nhân dân chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

+ Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

+ Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

+ Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

+ Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

+ Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

+ Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

+ Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay cóvếtthương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

+ Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

+ Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn…Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

+ Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

– Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt. Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.

– Để có thể đón tết vui vẻ và vẫn giữ gìn được sức khỏe, mọi người cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày tết thường chứa nhiều năng lượng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều suốt ngày để tránh làm các cháu bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.

  1. Tầm quan trọng, ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với vấn đề phát triển trẻ em:

– Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa ở mỗi trẻ và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ.

+ Trẻ sơ sinh 1-4 tuần tuổi: Mỗi ngày ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2-4 giờ.

+ Trẻ từ 1-4 tháng tuổi: từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút, ngủ từ 14-15 tiếng mỗi ngày là đủ: Tuy nhiên, mỗi giấc thường lâu hơn, kéo dài từ 4-6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

+ Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 14-15 giờ/ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ bắt đầu giống người lớn.

+ Trẻ từ 1-3 tuổi: ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày. Phần lớn trẻ từ 21-36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một giờ. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7-9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6-8 giờ sáng.

+ Trẻ từ 3-6 tuổi: ngủ 10-12 giờ mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối và dậy khoảng từ 6-8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.

+ Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

– Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và dĩ nhiên là sẽ không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

– Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormon sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ cho tới 1 giờ. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormon tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ.

– Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ. Một nghiên cứu trên 11,000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chứng minh những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi. Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ.

Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormon, bao gồm cả hormon giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng cơn thèm ăn gây ra chứng thừa cân và béo phì ở trẻ.

– Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.

– Khi bé được khoảng 7-8 tháng tuổi, nhiều cha mẹ lo lắng vì thấy bé hay quấy khóc về đêm. Nguyên nhân có thể do bé đang trong giai đoạn mọc răng, học bò nên các bé dễ bị hoạt động quá mức vào ban ngày.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.