Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

Sáng kiến kinh nghiệm ” Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn”.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn

              1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiên: Nguyễn Thị Nguyên

              2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiên: Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục MN.

              3. Ngày sáng kiên được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 14/9/2021

              4. Mô tả bản chât của sáng kiến:

  1. 4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng, ở mức báo động cấp thiết đang là mối lo ngại trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ em mầm non không nằm ngoại lệ. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy nghững thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều hình thức nhiều mức độ xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống của các bậc phụ huynh ít gần gũi con của mình, không có nhiều thời gian ở nhà nên trẻ em dễ bị rơi vào nguy cơ lạm dụng, xâm hại. Bên cạnh đó, các em ít được trang bị kiến thức về giới tính, các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để tự bảo vệ cho bản thân.

    Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…)  nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại. Việc xâm hại có thể được thực hiện bởi hành vi bạo lực, ép buộc hoặc dùng những lời nói, tranh ảnh để gây kích thích cho trẻ em, một số vụ có sự đồng ý của trẻ (do chưa hiểu biết, chưa nhận thức được hậu quả và sự nguy hiểm của hành vi xâm hại). Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, không phân biệt trẻ em trai hay gái, gia đình nghèo hay gia đình khá giả đều có nguy cơ bị xâm hại. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường cảm thấy sợ hãi, cộc tính, sống khép kín và bị ảnh hưởng về tâm lý.

    Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những có người hữu ích cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sự che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình?

    Nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm và ngại nhắc đến chuyện tế nhị. Thực ra đây là việc cần thiết để bảo bệ trẻ trước nguy cơ xâm hại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phòng chống xâm hại tình dục; dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp. Bản thân tôi là một người làm công tác giáo dục là một giáo viên trực tiếp đứng lớp hằng ngày chăm sóc dạy dỗ các con, nhìn các con với những nét thơ ngây hồn nhiên đến trường để được vui chơi, được lĩnh hội kiến thức hành trang bước vào đời cùng bạn bè, thầy cô giáo vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng khi bị xâm hại làm tổn thương đến tâm lí của các em rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ khác hoàn toàn: thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kĩ…Đó là điều chúng ta không mong muốn, vì vậy tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn” để nghiên cứu.

    Trong thời gian qua, trường Mầm non Đại Minh vẫn luôn duy trì việc tổ chức các tiết học giáo dục giới tính cho trẻ. Khi tôi tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ lớp tôi thấy hầu hết trẻ thích và hứng thú tham gia vào các tiết học này. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Với tình hình thực tiễn hiện nay lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:

    1. Thuận lợi:

    – Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi  hoạt động trong ngày.

    – Giáo viên ở lớp đều là những giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc các cô luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.

    – Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.

    – Trẻ đã học qua từ lớp nhà trẻ lên mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.

    – Đa số các con đều ngoan, có nề nếp tốt, khả năng tiếp thu nhanh.

    – Các con rất mạnh dạn tự tin trong hoạt động, tích cực trong mọi hoạt động.

    – Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động học của nhà trường lớp

    – Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh

    1. Khó khăn:

    – Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình… dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt.

    – Các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.

    – Hiệu quả của các hình thức này chưa cao nên chưa thực hiện tốt mục tiêu đặt ra

    – Hình thức đơn giản, không tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn đối với trẻ

    – Nội dung giáo dục chưa sâu, chưa toàn diện nên không thu hút được sự quan tâm của trẻ

    – Cách lồng ghép kiến thức còn mang tính khiên cưỡng, gò bó khiến trẻ không thể thoải mái, tự nhiên khi trao đổi vấn đề với giáo viên

    4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm  của giải pháp đã biết:

    Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc giáo dục giới tính đối với trẻ em, tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ hoch các kỹ năng cũng như tìm hiểu về giới tính là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Với tư cách là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và nghĩ rằng mình phải như thế nào để tìm ra các biện pháp tổ chức các tiết học cũng như các hoạt động cho trẻ một cách hứng thú và đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn”.

    * Biện pháp 1: Khảo sát và đánh giá kỹ năng của trẻ

    Tiêu chí đánh giá
    Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín
    Ai được phép chạm vào vùng kín
    Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục
    Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ

    Sau khi khảo sát đánh giá trên 35 trẻ tôi có kết quả:

    STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt
    Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
    1

    Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín

    34 5 15% 29 85%
    2 Ai được phép chạm vào vùng kín

    34

    7 21% 27 79%
    3 Biết 1- 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 34 10 29% 24

    71%

    4 Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ 34 14 41% 20

    59%

    Kết quả trên cho thấy tỉ lệ trẻ chưa đạt về vấn đề bảo vệ cơ thể chống xâm hại còn khá cao.

    Tôi bắt tay vào công việc tìm kiếm tài liệu có liên quan đến vấn đề trên một cách có chọn lọc, phù hợp cho trẻ mẫu giáo, gần gũi nhất, dễ nhớ, dể hiểu nhất để cung cấp cho trẻ và phụ huynh. Nhằm giúp trẻ có được một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở mọi lúc mọi nơi.

    Đầu tư nghiên cứu những nội dung của tài liệu để áp dụng phù hợp với thực tế trẻ của lớp.

    Chọn lựa các chủ đề, hoạt động và thời gian tổ chức thích hợp để lồng ghép vào hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng

    * Biện pháp 2: Cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ

    Đầu tiên cần cho trẻ hiểu rõ xâm hại tình dục trẻ em là gì? Nói về khái niệm “xâm hại tình dục”, ông Trần Thành Nam – Tiến sĩ Tâm lý học trẻ em và vị thành niên cho biết “Xâm hại tình dục trẻ em là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bậy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất không phù hợp với lứa tuổi của các em. Hành vi nhìn chỗ kín, nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục, nghe, đụng chạm, ôm đều có thể được xem là xâm hại tình dục. Khái niệm xâm hại tình dục được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục như nhiều người vẫn nghĩ”

    Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi trẻ còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ tmrẻ bị lạ dụng. Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các bé mà cha mẹ có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé tự bảo vệ mình.

    Chính vì vậy, để bảo vệ các cháu bé khỏi nguy cơ bị xâm hại, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé những kỹ năng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ để bé tự bảo vệ mình. Những kỹ năng này có thể đơn giản nhưng cũng hiệu quả trong việc giúp trẻ tránh xa nguy hiểm khi cần thiết.

     Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm:

    Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính:

    Ví dụ: Giúp trẻ phân biệt bạn nam, bạn nữ, sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài cơ thể của nam và nữ cũng như là tính cách, sở thích và vị trí của trẻ trong gia đình… Theo quan niệm của ông cha ta cho rằng trẻ trai phải nam tính, mạnh mẽ, quyết đoán là trụ cột của gia đình, phải làm những viêc nặng như xây nhà, mang vác vật nặng… còn trẻ gái thì phải thùy mị, hiền thục, là người nội trợ, làm những việc nhẹ nhàng. Chính những suy nghĩ trên mà tôi đã dạy trẻ rằng mọi trẻ em đều được công bằng như nhau nữ cũng có thể chơi tập tạ, võ tự vệ, đá banh… nam có thể làm giáo viên mầm non như cô giáo hoặc làm đầu bếp…

    Chỉ cho trẻ 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.

     Giúp trẻ hình dung được một số dấu hiệu chung sau đây của những kẻ xâm hại tình dục trẻ em:

    Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những người bình thường khác khó mà các con nhận ra, tuy nhiên thì chúng ta cần nên đề phòng một số người như sau: Họ thường là người thân quen như bác bảo vệ trường học, người bà con, anh họ, bạn thân của anh trai, chị gái của bé… thậm chí là thành viên trong gia đình bé như cha dượng, con riêng của cha hoặc mẹ kế…của bé. Họ có thể là anh, chú, bác hàng xóm gần nhà bé hoặc có thể những người nghiện rượu, bia, nghiện ma túy, người bị tâm thần… Cũng có khi kẻ xâm hại lại là người hoàn toàn xa lạ với trẻ lợi dụng lúc trẻ ở một mình để thực hiện hành vi độc ác.

    Ví dụ như: Tỏ ra yêu quý, bế ẵm, thân mật với trẻ một cách khác thường; hay tạo nhiều tình huống khác nhau để được ở một mình với trẻ; thường xuyên cho quà, cho tiền hay rủ bé đi chơi xa, đối xử với bé khác lạ hơn trẻ khác; bất ngờ vào phòng bé khi bé đang thay đồ hoặc ở một mình….

     Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản phòng tránh xâm hại tình dục:

    + Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm:

    Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.

    Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.

    Nếu trẻ rơi vào tình huống có người đụng chạm hoặc nhìn chằm chằm vào vùng riêng tư của con mà khiến con cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay đau đớn, con có quyền nói “Không” một cách kiên quyết, nhìn thẳng vào mặt người đó và hét to lên “Tôi không muốn, tôi không cho phép hãy tránh xa tôi ra…” sau đó nhanh chân rời khỏi nơi đó càng sớm càng tốt. Tiếp theo việc con nên làm là hãy kể với ba, mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy như chú bảo vệ, chú công an, cô bán hàng nơi gần bé gặp tình huống trên để nhận được sự giúp đỡ.

    + Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác:

    Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.

    + Tránh xa người lạ mặt:

    Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ.

    Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.

    + Không cho người lạ mặt vào nhà:

    Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.

     Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác:

    Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh.

    Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.

    Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

     Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào:

    Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.

    Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm

    * Biện pháp 3: Giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thông qua việc tổ chức các hoạt động

    Tôi chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ.

    – Hoạt động vui chơi:

    Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn. Tôi đã tiến hành lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được thực hành, tự giải quyết vấn đề khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Từ đó rèn luyện kỹ năng tự biết bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục.

    – Trong giờ hoạt động góc: trẻ tự phân vai, tự thỏa thuận vai chơi với các bạn chứ cô giáo không hề áp đặt. Khi chơi trẻ còn được phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với bạn để giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế. Cô có thể lồng ghép giới vào hoạt động. Khuyến khích cho trẻ nữ vào góc xây dựng, các bạn nữ có thể chơi góc vận động các trò chơi như tập tạ, bạn nam thì có thể vào góc phân vai đầu bếp nấu ăn, tập làm thầy giáo hướng dẫn cách bảo vệ cơ thể chống xâm hại tình dục… nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ hơn và có cái nhìn thoáng hơn về định kiến giới: Rằng là trẻ nữ thì không thể xây nhà được hay bạn nam thì ít khi vào bếp nấu ăn… (Hình1), (Hình2)

    + Góc học tập: Cô chuẩn bị các lô tô hình ảnh những việc làm tốt hoặc xấu cho trẻ đánh chéo hoặc phân loại các hình ảnh đó thành 2 nhóm khác nhau  . Cho trẻ viết các số điện thoại của người thân lên bảng con, số điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 nhằm giúp trẻ ghi nhớ và sử dụng lúc cần thiết

    + Góc phân vai:

    Vd 1: Ở góc phân vai chơi “Gia đình” khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa lúc trẻ ở nhà một mình thì trẻ biết nhắc nhau “ Đừng mở cửa, phải đợi ba

    mẹ về đã” hoặc tôi đóng vai làm người đi đường và rủ bé: “Đi cùng cô để cô dắt cháu về với mẹ”. Các trẻ trong nhóm đẽ nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”

    Vd 2: Khi chơi đóng vai thầy cô giáo dạy các bé vùng riêng tư, nhắc lại các kỹ năng bảo vệ cơ thể chống xâm hại tình dục

    + Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ bé mặc đồ bơi… Múa hát và đọc một số bài hát, bài vè cô dạy: Qui tắc 5 ngón tay, vè bảo vệ… (Hình 3)

    + Trong quá trình chơi, tôi quan sát, hướng dẫn, gợi ý để trẻ có thể tự giải quyết vấn đề khi không có người lớn bên cạnh.

    – Hoạt động ngoài trời: Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay giao lưu với lớp bạn, tôi luôn giáo dục các con kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng tránh xa với người lạ mặt, không quen biết. Biết gọi sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an, các cô bán hàng quanh khu vực đấy…

    + HĐCCĐ: Thực hành về các tình huống xâm hại cơ thể trẻ

    Vd: Trẻ thực hành xử lý 1 số tình huống sau:

    Bạn cùng lớp chạm vào vùng đồ bơi của con

    Anh hàng xóm cạnh nhà bé rủ qua nhà chơi và kéo quần bé

    Cho quần áo, bánh kẹo dụ bé đi theo người lạ mặt

    Mục tiêu: Trẻ biết xử lý các tình huống mà cô đưa ra, biết cách từ chối, nói không khi mình không thích và tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, kể lại và cầu cứu người xung quanh.

    Giáo dục trẻ: Hãy nhớ  rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, trẻ nên dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn

    + Trò chơi võ tự vệ: Tôi cho trẻ tham gia trò chơi tại thảm cỏ trên sân trường, cho trẻ chơi theo đôi, bày trẻ biết đánh, vùng vẫy, chạy thật nhanh, la hét…khi bị kẻ xấu đụng chạm vào vùng đồ bơi. Cô giáo quan sát hướng dẫn trẻ không để xảy ra trầy xướt khi tham gia trò chơi. Tôi khuyến khích tất cả các trẻ  dù nam hay nữ đều tham gia trò chơi nhằm xóa bỏ suy nghĩ của trẻ rằng trẻ nữ thì không thể học võ tự vệ…

    + Chơi tự do: Cho trẻ trãi nghiệm xử lý tình huống bắt cóc (Hình 4)

    – Giờ ngủ trưa: Cho trẻ nằm riêng bé trai, bé gái, cô giáo dạy trẻ sự khác biệt của con trai và con gái (Hình 5)

    – Vệ sinh: Phòng vệ sinh lớp tôi có trang trí hình ảnh bé trai và bé gái. Giáo

    dục trẻ các bạn nam không đi vào phòng vệ sinh nữ và ngược lại, không nhìn các bạn đi vệ sinh, khi vệ sinh xong phải dội và rửa tay sạch sẽ

    – Hoạt động chiều: Tôi cho trẻ xem phim liên quan đến kỹ năng sống về xâm hại tình dục trẻ em khoảng 2 lần 1 tuần, khi xem xong cô giáo có thể trò chuyện và hỏi các con về vấn đề có liên quan đến video vừa xem.

    – Hoạt động học tập:

    Tôi chủ động lồng ghép 1 số tiết học giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại vào chương trình học của trẻ. Tôi trang bị cho trẻ thêm một số kiến thức về giới tính, dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay và dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại. Qua bài học, trẻ biết giới tính và những vùng kín của bản thân, biết có hành vi thân mật với từng người khác nhau. Với mỗi một kỹ năng phòng chống xâm hại, tôi đều cho cá nhân  hoặc nhóm trẻ lên thực hành để trẻ ghi nhớ một cách chủ động và khắc sâu nhất.

    Ví dụ 1: Trong hoạt động khám phá khoa học tôi chọn đề tài “Bé học kỹ năng bảo vệ bản thân”

    Đối với đề tài này trẻ biết được những vùng riêng tư của cơ thể gồm miệng, ngực, vùng giữa 2 đùi, mông. Không cho người khác chạm vào vùng riêng tư của mình trừ những người thân trong gia đình. Nắm được những dấu hiệu nhận biết khi người khác có ý định xâm hại mình

    Ngoài ra trẻ còn có kỹ năng bảo vệ cơ thể tránh để người khác xâm hại, biết giải quyết một số tình huống để bảo vệ bản thân, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trả lời các câu hỏi của cô. Trẻ biết yêu quý, bảo vệ bản thân không để người khác xâm hại đến mình.

       Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động Âm nhạc: Tôi sưu tầm và tự sáng tác một số  bài vè, bài hát, câu đố: Năm ngón tay xinh, tự bảo vệ mình nhé (NS Nguyễn Văn Chung), bài vè bảo vệ, vè nhắc bé… Cho trẻ thuộc lòng và vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát, bài vè, bài thơ, thường xuyên cho trẻ ôn lại ở mọi lúc mọi nơi nhằm giúp trẻ khắc sâu nhứng kiến thức bổ ích

    Bài vè “Nhắc bé”

    Nghe vẻ nghe ve

    Nghe vè bảo vệ

    Vùng riêng cơ thể

    Bé nhớ giữ gìn

    Đừng để ai nhìn

    Hay là đụng chạm

    Hành vi xâm phạm

    Xấu xa vô cùng

    Tất cả chúng mình

    Cùng nhau bảo vệ

    Bảo vệ ấy là bảo vệ

     

    Bài vè “Bảo vệ”

    Bạn ơi mau mau mau mau

    Hãy cùng nhắc nhau nhắc nhau

    Bảo vệ cơ thể nhé

    Không để ai xâm hại

    Và hãy nói mẹ ngay

    Khi ai đó xâm hại ta.

    Bé ngoan hãy nhớ nha

    Nhớ giữ vùng riêng tư

    Đừng cho ai sờ, chạm

    Là hành vi xấu xa

    Đừng đi theo người lạ

    Đến vùng không an toàn

    Ví dụ 3: Trong hoạt động tạo hình: Cô cho trẻ xé dán các tranh ảnh, các báo động ôm, chạm, nhìn… trên tờ bìa, báo, sách vở có liên quan đến vấn đề phòng tránh xâm hại tình duc trẻ em… cô giáo có thể cho trẻ vẽ tranh ảnh bé mặc đồ bơi… Qua đó giải thích nội dung hình ảnh bé xé dán, giáo dục trẻ cách phòng chống xâm hại tình dục

    Ví dụ 4: Làm quen chữ cái: Hôm nay học chữ cái gì, tôi sẽ lồng ghép tranh ảnh về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục có chữ cái đó và để cụm từ của nội dung bức tranh phía dưới hình ảnh. Qua đó trẻ được tìm hiểu chữ cái mới và được cô nhắc nhở về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

    Khi lồng ghép vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt như vậy, tôi cảm nhận được sự thích thú và vui vẻ nhiệt tình khi tham gia vào các hoạt động của trẻ

    Tuy nhiên, để đạt được kết quả giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ cho việc chuẩn bị các hoạt động giáo dục cho trẻ, để chọn lọc kiến thức mũi nhọn, xây dựng hệ thống câu hỏi, tình huống sư phạm…Có liên quan đến vấn đề giúp trẻ bảo vệ cơ thể chống xâm hại tình dục . Có như vậy yếu tố thành công ở trường mẫu giáo mới đạt kết quả cao và bền vững.

    * Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh

    Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể:

    Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động.

    Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.

    Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó  cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ, làm hết tất cả mọi việc cho con. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu.

    Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho trẻ và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và tự bảo vệ bản thân.

    Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ.

    Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?

    Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán,  biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ  những kinh nghiệm, những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.

    Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:

    – Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.

    – Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình.

    – Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi.

    – Không vội vàng phê phán đúng, sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.

    Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng nội dung tôi có đánh máy nội dung giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp để phụ huynh cùng dạy trẻ và cùng rèn luyện.

    Bên cạnh đó, từ buổi họp phụ huynh đầu năm bản thân tôi cũng thông qua chương trình dạy học của lớp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép giới v ào chương trình dạy học. Tuyên truyền phụ huynh phối hợp cùng các cô giúp trẻ tiếp cận và hoàn thành chương trình của năm học. Tôi cũng đã tìm hiểu thông tin kết bạn facebook lập nhóm phụ huynh riêng và xin gmail nhằm trò chuyện chia sẽ với phụ huynh các video, bài gảng của bản thân về giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, cách bảo vệ bản thân cho trẻ

    Tôi trao đổi và giới thiệu cho các phụ huynh những ấn phẩm về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua sách và báo, các chương trình hay diễn đàn đề cập đến vấn đề này.

    Tôi sưu tầm và giới thiệu đến phụ huynh những quyển sách giúp dạy con về giáo dục giới tính và phòng chống xâm hại trẻ em: cơ thể con là của con, đó là con từ đầu đến chân, con không bao giờ đi cùng người lạ… tuyên truyền phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề trên để phục vụ cho trẻ hoạt động (Hình 6)

    4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:

    4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp: 

    – Nghiên cứu các giải pháp đã biết trước đó. Phân tích những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện các giải pháp đó.

    – Tìm ra các giải pháp, sáng kiến để khắc phục những hạn chế đó và thực hiện tốt đề tài đang nghiên cứu.

    – Khảo sát chất lượng trẻ trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến mới.

    – Tiến hành áp dụng đối với trẻ Mẫu giáo Lớn. Đến tháng 3, đối chiếu chất lượng trẻ so với kết quả khảo sát đầu năm học.

    – Triển khai áp dụng sáng kiến rộng rãi với quy mô toàn trường.

    – Để thực hiện được các giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục là giáo viên

    dạy mầm non phải nắm được định hướng đổi mới giáo dục mầm non. Hiện nay,

    nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục mầm non chưa tạo điều kiện cho trẻ

    hoạt động tích cực.

    4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến: 

    Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ suy nghĩ thành hành động, từ hành động thành kỹ năng. Và những kỹ năng tự bảo vệ bản thân đó sẽ phát triển bền vững, theo trẻ đến suốt đời.

    Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường MG Đại Tân mà không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào và có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị hoặc các bậc học khác. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn.

    Đề tài này có thể được thực hiện ở tất cả các độ tuổi và có thể được nhân rộng trong toàn ngành học Mầm non.

    1. 5.Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):Không
    2. 6.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

    Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ của phụ huynh và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:

     Đối với giáo viên:

    Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn.” nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cô giáo và đã áp dụng thành công tại tất cả các lớp mẫu giáo Lớn. Hiện tại thì sáng kiến đang được các cô giáo chia sẽ áp dụng và linh hoạt thay đổi phù hợp với thực tế của lớp mình trong trường mầm non Đại Minh năm học 2021-2022. Việc tận dụng đóng góp của phụ huynh các nguyên vật liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nêu trên để phục vụ cho trẻ hoạt động vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng vừa tiết kiệm được kinh phí của giáo viên.

    Đối với trẻ:

    Các tiêu chí đánh giá trẻ đạt cao hơn so với đầu năm:

    STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ Kết quả So sánh

    (Tăng %)

    Đầu năm Tháng 3
    Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
    1 Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín

    34

    5 15% 29 85% 70%
    2

    Ai được phép chạm vào vùng kín

    34

    7 21% 26 76% 55%
    3 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 34 10 29% 31 91%

    62%

    4 Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ 34 14 41% 30 88%

    47%

    Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề bài, dần dần việc giáo dục về giới tính, xâm hại đã được thực hiện từ trong gia đình và được nhà trường, cô giáo phát triển dần theo lứa tuổi. Vấn đề an toàn cho trẻ đã tạo được sự quan tâm và hợp tác của cả cộng đồng. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh từ gia đình, nhà trường và xã hội.

    Qua ba tháng thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy trẻ lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về việc hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục như: tự tin, tình tĩnh để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống; có sự nhanh nhạy, phản ứng kịp thời khi bị người lạ tiếp xúc; biết nhờ sự giúp đỡ từ người xung quanh, chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải nguy cơ bị xâm hại, biết cùng nhau giúp đỡ và giải quyết vấn đề.

    Đối với phụ huynh: Sáng kiến của tôi đã khơi dậy ý thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ cơ thể chống xâm hại tình dục cho trẻ và mọi người xung quanh trong đó có các bậc phụ huynh. Phụ huynh dần dần tin tưởng và có cái nhìn khác về việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ ngây từ nhỏ, giúp phụ huynh yên tâm khi giao con nhỏ cho cô giáo dục và yên tâm khi làm việc.

    1. 7.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thửkể cả áp dụng thử:

    Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường Mn Đại Minh mà không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào và có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị hoặc các bậc học khác. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ lớp mẫu giáo lớn.

    1. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
    TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ
    1 Phạm Thị Hoàng Ni 1989 Trường MN Đại Minh Giáo viên Đại học
    2 Nguyễn Thị Thu Hà 1982 Trường MN Đại Minh Giáo viên Đại học
    3 N. Thị Phương Thảo 1989 Trường MN Đại Minh Giáo viên Đại học
    4 Nguyễn Thị Hoa 1982 Trường MN Đại Minh Giáo viên Đại học

    Trên đây là bản báo cáo sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lớn”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp để sáng kiến đạt hiệu quả tốt hơn.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.