Website Trường Mầm Non Đại Minh – Đại Lộc – Quảng Nam

GDAN Dạy hát “Hò ba lí”

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA VĂN HOÁ

Hoạt động: GDÂN

Chủ đề: Quê hương – Đất nước

Đề tài: NDTT: Dạy hát “Hò ba lí”

                                   NDKH: Trò chơi “Giai điệu vui nhộn”

Độ tuổi: 4 – 5 tuổi

                              

 

  1. Mục đích yêu cầu:
  2. Kiến thức:

– Trẻ biết được bài hát “Hò ba lí” thuộc làn điệu dân ca Quảng Nam

– Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng nhịp và hát rõ lời bài hát “Hò ba lí”

– Trẻ nhớ tên bài hát và hiểu nội dung bài hát “Hò ba lí” nói về niềm lạc quan và tình yêu bình dị của người nông dân trong lao động hàng ngày: lên rẫy trồng khoai, đan sịa, phơi khoai.

  1. Kỹ năng:

– Rèn cho trẻ kỹ năng hát to, rõ, đúng nhịp từng câu, từng lời bài hát “Hò ba lí”

– Rèn kỹ năng ghi nhớ của trẻ

– Kỹ năng phối hợp cùng bạn khi tham gia trò chơi

  1. Giáo dục:

– Giáo dục trẻ yêu quý, tự hào về quê hương. Trân trọng và giữ gìn các điệu Hò và dân ca Việt Nam.

  1. Chuẩn bị:

– Giáo án điện tử; hình ảnh cài vào máy; nhạc beat

– Một số hình ảnh đặc trưng quê hương quảng nam

– Bóng, nhạc

III. Cách tiến hành:

  1. Hoạt động mở đầu:

– Nhiệt liệt chào mừng các bé đến với “Sân chơi âm nhạc” ngày hôm nay

– Sân chơi âm nhạc ngày hôm nay với chủ đề “Quảng Nam yêu thương”. Và bây giờ chúng ta cùng làm quen với 3 đội tham gia sân chơi này, đó là:

+ Đội 1: Đội nốt nhạc đỏ

+ Đội 2: Đội nốt nhạc vàng

+ Đội 3: Đội nốt nhạc xanh

– Tham gia sân chơi âm nhạc còn có các vị khách mời đó là các cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

– Các đội chơi hôm nay sẽ trải qua 3 phần:

+ Phần thứ nhất: Bé cùng tìm hiểu

+ Phần thứ 2: Bé tài năng

+ Phần thứ 3: Khiêu vũ cùng bóng

– Và không để các con chờ lâu, cô cháu mình cùng bước vào phần thứ nhất đó là “Bé cùng tìm hiểu”

– Trước khi bước vào phần chơi đầu tiên, cô có 1 bài thơ rất hay muốn tặng cho các con, thế các con có muốn nghe cô đọc thơ không nào.

“Quê hương là gì hỡi mẹ

Mà sao cô giáo dạy phải yêu.

Quê hương là gì hỡi mẹ

Ai đi xa cũng muốn về nhà”.

– Thế các con có biết quê hương các con ở đâu không?

– Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về quê hương Quảng Nam của mình, các con có đồng ý không nào?

– Các con có nhận xét gì về đoạn phim các con vừa xem?

– Các con biết không, quê hương Quảng Nam có nhiều cảnh đẹp, di sản văn hoá thế giới, có rất nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như là bánh tráng, mì quảng, có hát bội, hát bài chòi, nhiều những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng. Và hôm nay cô cháu mình cùng tập hát dân ca để giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của quê hương được không các con.

  1. Hoạt động nhận thức: Dạy hát bài “Hò ba lí” dân ca Quảng Nam

– Hôm nay cô sẽ đưa các con về Miền Trung đất Quảng quê hương mình, ở đây các con sẽ được nghe một làn điệu dân ca Xứ Quảng. Nào bây giờ các con cùng nhau lắng nghe cô hát nào!

– Cô hát lần 1 diễn cảm

– Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Hò ba lí” mang âm hưởng dân ca Quảng Nam.Và bài hát sẽ hay hơn nữa khi kết hợp với nhạc đấy. Các con ngồi đẹp lắng nghe cô hát 1 lần nữa nào.

– Cô hát lần 2: Hát kết hợp nhạc

– Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?

– Đúng rồi đấy các con, cô vừa hát bài “Hò ba lí” thuộc làn điệu dân ca Quảng Nam.

– Bài hát nói về niềm lạc quan và tình yêu bình dị của người nông dân trong lao động hàng ngày, lên rẫy trồng khoai, đan sịa, phơi khoai.

– Và để hát thật hay bài hát này cô mời các con đến với phần thứ 2 của sân chơi ngày hôm nay “Bé tài năng”.

* Dạy trẻ hát:

– Cô dạy trẻ hát từng câu cho đến hết bài hát.

– Bây giờ các con cùng hát với cô nào?

– Dạy cả lớp hát (2 lần)

– Cô dạy trẻ hát theo nhóm (Tổ này hát, tổ còn lại hưởng ứng, 2 lần)

– Trong quá trình dạy trẻ hát theo nhóm cô chú ý tập trẻ hát luyến láy theo giai điệu dân ca và sữa sai cho trẻ

– Cả lớp hát (1 lần)

– Mời cá nhân hát (lần 1: 4 bạn, lần 2: 2 bạn, lần 3: 1 bạn)

– Tuyên dương trẻ.

– Cả lớp hát lại 1 lần nữa

– Vừa rồi cô và các con hát bài hát gì?

– Dân ca gì?

– Đến với sân chơi ngày hôm nay, cô còn có một trò chơi rất hay nữa dành tặng cho các con. Vậy bây giờ cô mời chúng mình bước vào phần chơi thứ 3 “Khiêu vũ cùng bóng”

* Trò chơi: Khiêu vũ cùng bóng

– Cách chơi: 2 bạn thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. Các con nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.

– Luật chơi: Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.

– Kết thúc 3 phần chơi ngày hôm nay cô thấy cả 3 đội đều rất tài năng và rất nhiệt tình tham gia cùng cô, một tràng vỗ tay thật to khen cả 3 đội nào.

  1. Kết thúc hoạt động:

– Giáo dục trẻ: Mỗi một vùng miền quê hương đều có những nét văn hóa riêng về trang phục, các món ăn, lễ hội và các làn điệu dân ca khác nhau. Quảng Nam có những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng, vì vậy các con phải yêu quý, tự hào về quê hương của mình. Trân trọng và giữ gìn các điệu Hò và dân ca Việt Nam.

– Bây giờ cô và các con cùng hát lại bài hát 1 lần nữa nào

– Trẻ hát bài: Hò ba lí

– Sân chơi âm nhạc ngày hôm nay đến đây là hết rồi, cô chúc các con chăm ngoan, học giỏi, biết yêu quê hương đất nước, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, hẹn gặp các con vào chương trình lần sau.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.